
Đọc “Tỷ phú bán giày” của Tony Hsieh cho ta nhìn nhận rõ hơn về mục tiêu của cuộc sống, ý nghĩa của việc kinh doanh và hạnh phúc của con người. Cuốn sách gồm 3 phần chính:
- Phần 1: Lợi nhuận (Chương 1: Hành trình kiếm tìm lợi nhuận, Chương 2: Được cái này, mất cái kia; Chương 3: Đa dạng hoá)
- Phần 2: Lợi nhuận và đam mê (Chương 5: Tiền đề cho sự phát triển: Thương hiệu, văn hoá và lực lượng nồng cốt)
- Phần 3: Lợi nhuận, đam mê và mục tiêu (Chương 7: Kết thúc trò chơi)
Cuốn sách cho người đọc nhìn thấy chặng đường tìm kiếm mục tiêu của cuộc sống và giá trị đích thực một con người, một doanh nghiệp theo đuổi.
Điểm khởi đầu đa phần ai cũng tìm kiếm lợi ích, mục tiêu kiếm tiền để đáp ứng những nhu cầu theo tháp nhu cầu Maslow nhưng điều gì sẽ xảy ra khi bạn đã có được thật nhiều tiền? Đối với nhiều người sẽ chọn cuộc sống an nhàn, thảnh thơi và hưởng thụ nhưng Tony Hsieh đã chọn một con đường đáng ngưỡng mộ, thật khác thường nhưng lại mang lại hạnh phúc cho nhiều người.
Tony có khởi đầu suông sẻ với Linkexchange và kiếm được hàng triệu USD nhưng sau khi nhận ra việc tiếp tuc làm việc tại đây sau khi đã bán công ty không phải là niềm đam mê và ý nghĩa thật sự thì Tony đã sẵn sàng từ bỏ để đi tìm niềm đam mê và hạnh phúc của mình. Trên con đường tìm kiếm Tony cũng đã phải trả giá cho những sai lầm mới có được thành công và hạnh phúc đích thực.
Tony Hsieh đã từng có tất cả nhưng cũng dám bán đi tất cả để xây dựng Zappos với một niềm tin mãnh liệt về thành công. Đã có những thời khắc họ đứng trước nguy cơ đóng cửa, dòng tiền chỉ đủ duy trì trong vài ngày, vài tuần và đôi khi là vài tháng. Thậm chí ban đầu quỹ đầu tư cũng không cấp vốn, ngân hàng không cho vay tín dụng nhưng điều Zappos may mắn có được lại là đội ngũ, những người đồng hành đầy nhiệt huyết, đồng cam cộng khổ và biết hi sinh cho nhau vì một điều gì đó thật phi thường. Giá trị họ nhìn thấy đôi khi không hiện hữu nhưng lại có sức mạnh tiềm tàng. Đằng sau câu chuyện của Zappos ta có thể cảm nhận được tình bạn, tình đồng nghiệp và niềm tin vào một mục tiêu vượt ngoài sự tưởng tượng khiến cho họ đi cùng nhau qua những giai đoạn khó khăn nhất.

Cuốn sách “Tỷ phú bán giày” ngoài việc kể về chặng đường đi tới những thành công của Zappos cũng chia sẻ về văn hoá và giá trị cốt lõi họ theo đuổi.
Về văn hoá PLUR: Peace (hoà thuận), Love (yêu thương), Unity (đoàn kết), Respect (tôn trọng). Văn hoá này có thể hiện hữu trong các doanh nghiệp nhưng để gọi tên một cách rõ ràng và hành động để tạo dựng văn hoá này đòi hỏi một chặng đường dài đầy tâm huyết, đặc giá trị con người lên hàng đầu. Thú thực sau khi đọc về văn hoá Zappos ai đã và đang làm doanh nghiệp đều mong muốn mang văn hoá này vào công ty của mình.

Trong phần 2: Lợi nhuận và đam mê có đề cập “Cách để phân biệt được những công ty làm ăn tốt hơn trong số những công ty đã làm ăn tốt rồi. Một trong số những điều tác giả tìm ra từ nghiên cứu của mình là những công ty lớn có những mục tiêu lớn hơn, vượt lên trên mục tiêu kiếm tiền hay trở thành công ty hàng đầu trên thị trường. Rất nhiều công ty khác đã bị mắc kẹt khi chỉ tập trung vào kiềm tiền và sau đó họ chẳng bao giờ trở thành những công ty lớn cả” (Từ tốt đến vĩ đại của Jim Collins)
“Có rất nhiều ví dụ về những công ty có nhiều tiền mà vẫn phá sản bởi họ cẩu thả và tự tin thái quá trong việc ca ngợi những thành công trong quá khứ mà không thấu đáo trong việc điều hành công ty ở tương lai”
Trong chương 5: “Đừng bao giờ giao khoán hoạt động chủ chốt của mình cho người khác”
Zappos đầu tư và ba lĩnh vực chủ chốt: dịch vụ chăm sóc khách hàng (giúp xây dựng thương hiệu, phát huy hiệu quả của tin đồn), văn hoá (dẫn đến sự hình thành những giá trị cốt lõi), và đào tạo nâng cao năng lực nhân viên (nâng cao khả năng sáng tạo của lực lượng nhân viên nồng cốt)
Thành công đã đến với Zappos khi xây dựng được những điều kể trên. Trải qua nhiều khó khăn hiện giờ họ đã được nếm quả ngọt. Trải qua rất nhiều sự hi sinh, họ đã đi từ con số không đến công ty tỷ đô khi bán lại cho Amazone với giá 1,2 tỷ.
Những điều tâm đắc nhất từ “Tỷ phú bán giày”
Hai điều tâm đắc nhất trong phần này đó là:
“Những lãnh đạo giỏi nhất là những đầy tớ giỏi nhất. Họ phục vục nhân viên trong qúa trình lãnh đạo của mình”
“Hãy đối xử với những người khác theo cách bạn muốn được họ đối xử”
Ba nguyên tắc cơ bản để thuyết trình tốt trước đám đông:
- Đam mê
- Kể nững câu chuyện của cá nhân mình
- Thành thật
10 câu hỏi khi tìm kiếm chọn lựa nhà đầu tư và thành viên hội đồng quản trị mà các công ty Start-up đang tìm kiếm nguồn đầu tư nên biết:
- Bạn có thật sự cần nhà đầu tư đó? Bạn có thể tránh việc nhận đầu tư bằng cách giảm tốc độ tăng trưởng không?
- Các nhà đầu tư tham gia chủ động như thế nào? Bạn muốn họ tham gia chủ động đến mức nào?
- Ngoài tiền vốn các nhà đầu tư của bạn có thể đóng góp những giá trị gì khác không? (Mối quan hệ, tư vấn, doanh nghiệp)
- Khoảng thời gian các nhà đầu tư của bạn kì vọng có thể rút vốn.
- Ngoài lợi ích tài chính họ mong nhận được những điều gì khác? Họ ưu tiên cho những vấn đề này như thế nào?
- Các nhà đầu tư và hội đồng quản trị có tham gia vào tầm nhìn và các nhiệm vụ của công ty không?
- Họ có chấp nhận lợi nhuận ít hơn nhưng công ty đạt được tầm nhìn nhanh hơn không?
- Các nhà đầu tư và thành viên hội đồng quản trị của công ty suy nghĩ linh hoạt như thế nào?
- Ai sẽ kiểm soát các nhà đầu tư? Ai kiểm soát hội đồng quản trị.
- Những giá trị cốt lõi của các nhà đầu tư và thành viên hội đồng quản trị có phù hợp với giá trị cốt lõi của công ty bạn không?
Một số câu hỏi khi phỏng vấn nhân viên tại Zappos

Ứng viên sẵn sàng suy nghĩ và hành động vượt khỏi những nguyên tắc khuôn mẫu
- Hãy lấy một ví dụ từ công việc trước đây khi bạn được suy nghĩ và hành động vượt khỏi những nguyên tắc khuôn mẫu
- Sai lầm lớn nhất trong công việc bạn đã từng mắc phải? Tại sao nó lại là sai lầm lớn nhất?
- Hãy kể thời điểm bạn nhận ra vấn đề/lĩnh vực cần cải thiện ngoài những nhiệm vụ trong công việc và giải quyết nó mà không cần chờ người khác yêu cầu. Với vấn đề đó bạn đã làm gì?
Ứng viên trở nên sáng tạo hơn những người bình thường khác
- Bạn tự nhận xét mình sáng tạo hơn hay ít sáng tạo hơn những người bình thường khác? Lấy ví dụ?
- Nếu hôm nay là ngày làm việc đầu tiên của bạn tại Zappos và nhiệm vụ của bạn là làm cho cuộc phỏng vấn/quy trình tuyển dụng trở nên thú vị hơn, bạn sẽ làm gì trong 8 tiếng đồng hồ này?
Ứng viên sẵn sàng mạo hiểm trong khi cố gắng giải quyết một vấn đề
- Bạn hãy lấy ví dụ về việc mình đã mạo hiểm trong công việc trước đây của mình. Kết quả như thế nào?
- Lần cuối cùng bạn phá vỡ nguyên tắc/chính sách để thực hiện công việc là khi nào?
Cách thức nhân viên được tăng lương
Cách thức tăng lương tại Zappos ngoài những vấn đề liên quan đến KPI (Làm việc hiệu quả), Cần chú trọng đến việc nhân viên cần đảm bảo được đào tạo và vượt qua các khoá đào tạo để được thăng cấp cũng như tăng lương bổng chính sách xứng đáng.
Những chương cuối của “Tỷ phú bán giày” đọng lại nhiều điều đáng suy ngẫm
“Bất kể quá khứ của bạn như thế nào,
Tương lai bạn vẫn xán lạn” “Khuyết danh”
Mục tiêu trong cuộc sống của bạn là gì? Tại sao? Tại sao?
“Giả thuyết hạnh phúc và hạnh phúc hơn”
Nhìn lại chặng đường của Zappos trên con đường mang lại hạnh phúc cho cả thế giới:
1999: cung cấp danh mục giày lớn nhất
2003: Dịch vụ khách hàng
2005: Văn hoá và những giá trị cốt lõi là nền tảng phát triển
2007: Liên kết cảm xúc cá nhân
2009: Mang lại hạnh phúc
Hệ thống hạnh phúc số 1:
Kiểm soát được số phận => kiểm soát được sự tiến bộ của bản thân => kết nối => tầm nhìn/ý nghĩa (Là một cái gì đó lớn hơn bản thân mình) Cả 2 quyển sách từ Tốt đến vĩ đại và lãnh đạo nhóm đều nói đến vấn đề tầm nhìn cao hơn cả mục tiêu kiếm tiền, thu lợi nhuận hay đạt vị trí số 1 trên thị trường chính là yếu tố quan trọng để phân biệt một công ty vĩ đại và một công ty tốt.
Hệ thống hạnh phúc số 2:
Peak (Đỉnh cao) Của Chip Conley chia tháp nhu cầu Maslow phù hợp với mục tiêu kinh doanh và đáp ứng nhu cầu của khách hàng:
Khách hàng: đáp ứng kì vọng, mong muốn => Đáp ứng kì vọng chưa được nhận biết
Nhân viên: Tiền => Sự thừa nhận => ý nghĩa
Nhà đầu tư: Liên kết làm ăn => Liên kết quan hệ => Tài sản thừa kế
Hệ thống hạnh phúc 3: Niềm vui, đam mê và mục tiêu cao hơn.
Những câu hỏi cần trả lời sau khi đọc “Tỷ phú bán giày” của Tony Hseih
- Mỗi ngày bạn có làm việc để mang lại hạnh phúc cho mình?
- Sự tồn tại của bạn ảnh hưởng thế nào đến hạnh phúc chung của nhân loại?
- Những giá trị của bạn là gì?
- Bạn đam mê điều gì?
- Điều gì tạo cảm hứng cho bạn?
- Mục tiêu trong cuộc đời bạn là gì?
- Những giá trị của công ty bạn là gì?
- Mục tiêu cao hơn của công ty bạn là gì?
- Mục tiêu cao hơn của bạn là gì?

Kết lại cho cả chặng đường “Khi mục tiêu song hành cùng bạn, bạn sẽ thách thức số phận của mình” Bertice Berry. Cùng đọc và cảm nhận để tìm thấy đam mê, hạnh phúc, mục tiêu và giá trị sống cho riêng mình.
Cùng đọc sách và cảm nhận các bạn nhé: Tỷ phú bán giày của Tony Hseih
Note: Vui lòng đọc kỹ yêu cầu về Bản Quyền trước khi sao chép hoặc trích dẫn nội dung và hình ảnh của blog.
Nguyễn Xuân Hồng
Kết Nối Cùng Xuân Hồng:
- Youtube: Xuan Hong DiSale
Trả lời