Virus Corona là gì? Virus Corona ảnh hưởng tới sức khoẻ như thế nào?

Trước tình hình dịch bệnh lan rộng trên toàn thế giới, số người thiệt mạng tăng lên hàng ngày. Chúng ta cần hiểu đúng và đầy đủ tác hại của loại Virus Corona đến với sức khoẻ con người. Các chủng corona gây bệnh SARS (Hội chứng hô hấp cấp nặng), MERS (Hội chứng hô hấp Trung Đông), COVID-19  lây từ động vật sang người tàn phá sức khoẻ con người khá nặng nề. (Theo tạp chí National Geographic)

COVID-19 có tên khoa học là SARS-CoV-2 hay Virus corona 2 gây nên Hội chứng suy hô hấp cấp nặng. Loại Virus này có liên quan mật thiết với chủng gây dịch SARS hồi năm 2003. (Nhận định của CSG thuộc Uỷ ban quốc tế về phân loại Virus (ICTV))

Theo WHO, người nhiễm SARS có tỉ lệ gây tử vong lên đến 15%. Vậy tác động của Covid 19 lên cơ thể người như thế nào? Mức độ nguy hiểm của loại Virus này ra sao?

Ảnh hưởng của Virus Corona đến 2 lá phổi

Giống với các triệu chứng của người bị cảm cúm người bị nhiễm virus corona sẽ có các biểu hiện sau: phát sốt, ho, sau đó chuyển thành viêm phổi hoặc nặng hơn.

Theo WHO Virus Corona tấn công cơ thể người qua 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Xâm nhập tế bào, hình thành nên ổ virus;
  • Giai đoạn 2: Gây rối loạn hệ miễn dịch (Hội chứng bão cytokine);
  • Giai đoạn cuối: Gây tổn thương phổi.

Có khoảng 25% bệnh nhân SARS bị suy hô hấp – biểu hiện chính của bệnh nặng. Các dữ liệu sơ bộ cho thấy COVID-19 xuất hiện triệu chứng nhẹ ở 82% bệnh nhân. Phổi là cơ quan bị tấn công và tổn thương nhiều nhất do COVID-19 gây nên. Virus corona gây suy hô hấp vì vậy lá phổi là cơ quan quan trọng nhất trong hệ hô hấp của con người. Chỉ cần một người nhiễm Virus ho hoặc hắt hơi, những hạt dịch lỏng chứa virus lây lan sang người bình thường là nguy cơ nhiễm bệnh đã rất cao.

COVID-19 cũng tiến triển như SARS, nhận định này đến từ chuyên gia Virus giáo sư Matthew B.Frieman (ĐH Maryland – Mỹ).

Trong giai đoạn đầu mới nhiễm virus tấn công mạnh mẽ tế bào phổi, lớp tế bào cilia bảo vệ tế bào niêm dịch. Khi mất đi các tế bào này đường hô hấp bị chất bẩn, dịch lỏng và virus tấn công dữ dội. Vì vậy, nhiều bệnh nhân COVID-19 bị viêm cả hai lá phổi, gây nên triệu chứng khó thở.

Trong giai đoạn 2, sự xâm nhập của virus khiến cho cơ thể tăng cường tế bào miễn dịch đến phổi để giảm thiểu những tổn thương gây ra bởi Virus. Trong trường hợp hoạt động hiệu quả, quá trình này sẽ được kiểm soát và giới hạn ở bộ phận nhiễm virus. Tuy nhiên, trước sự hoạt động quá mạnh mẽ của Virus đôi khi tế bào miễn dịch bị kích thích quá mức nên chúng sẽ giết tất cả tế bào trên đường đi không phân biệt được Virus hay các tế bào còn khoẻ mạnh. Điều này càng gây tổn thương trầm trọng cho Phối vì chất dịch càng tích tụ.

Giai đoạn 3, tổn thương phổi lan rộng dẫn đến suy hô hấp. Trường hợp bệnh nhân may mắn không chết, phổi cũng bị tổn thương vĩnh viễn với những lỗ thủng nhìn như “tổ ong”. Đây là đặc điểm của SARS và bệnh nhân COVID-19 không khác biệt.

Ảnh hưởng của Corona Virus đến đường tiêu hóa, gan và thận

Nghiên cứu trên tạp chí New England Journal of Medicine và trang medRxiv phát hiện được Virus tồn tại trong phân người và có khả năng lây lan dù chưa có bất cứ bằng chứng khoa học nào chứng minh. Mặc dù, trong dịch Sars và Mers có gần 1/4 bệnh nhân bị tiêu chảy vì Virus thâm nhập các tế bào ruột non, đại tràng (Gây tiêu chảy)

Các bác sĩ quan sát các bệnh nhân Sars, Mers, Covid 19 tổn thương đến gan đa phần là nhẹ nhưng nếu nặng thì vẫn có thể dẫn đến suy gan. Theo chuyên gia Anna Suk-Fong Lok của ĐH Michigan (Mỹ) có đề cập: “Một khi virus đã đi vào đường máu, chúng có thể bơi đến bất cứ bộ phận nào trong cơ thể. Gan lại là bộ phận quan trọng của hệ tuần hoàn. Men gan cao là dấu hiệu cảnh báo”

Gan, phổi, thận là các cơ quan quan trọng trong cơ thể người vì vậy khi phổi và gan bị tấn công và dẫn đến suy nhược thì thận cũng sẽ không tránh khỏi những tổn thương lớn. Theo các nghiên cứu, 6% bệnh nhân SARS và 25% bệnh nhân MERS bị tổn thương thận cấp, COVID-19 dự đoán cũng sẽ gây ra những tổn thương tương tự đến người bệnh. Theo nghiên cứu năm 2005 trên tạp chí Kidney International, 91,7% bệnh nhân Sars bị suy thận cấp và không qua khỏi. Mặc dù đây không phải là biến chứng thường gặp nhưng cũng là một dấu hiệu đáng lưu tâm đối với những người có tiền sử các bệnh liên quan. Có thể biến chứng suy thận không phải hoàn toàn do virus Sars gây ra nhưng với những người có tiền sử bệnh hoặc bị các bệnh lí tương đương như suy đa tạng là một trong những nguyên nhân gây nên những biến chứng nặng khó lường.

Cách thức phòng ngừa nhiễm Virus Corona:

Hiện tại chưa có vaccine ngăn ngừa nhiễm Covid 19. Cách tốt nhất để ngăn ngừa nhiễm trùng là tránh tiếp xúc với virus. Các biện pháp có thể áp dụng như:

  • Đeo khẩu trang y tế hoặc khẩu trang vải để tránh lây nhiễm virus cho người khác.
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước trong ít nhất 10 giây hoặc sử dụng /nước khử trùng tay có cồn.
  • Không chạm vào mắt, mũi và miệng khi tay chưa được sát khuẩn.
  • Tránh tiếp xúc gần với người bị bệnh. Không tụ tập nơi đông người.
  • Tự cách ly ở nhà khi phát hiện bị bệnh.
  • Che miệng khi ho hoặc hắt hơi bằng khăn giấy.
  • Thường xuyên làm sạch và khử trùng các vật và bề mặt thường xuyên chạm vào.
    Tập thể dục thường xuyên và ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng nhằm tăng cường sức đề kháng.
  • Đăng kí bảo hiểm Anti – Covid ngay để được bảo vệ tại: https://baohiemcorona.vred.vn/

 

Biên tập và tham khảo các nguồn: Báo Tuổi Trẻ, tạp chí khoa học và sức khoẻ, CNN, BBC

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Start a Blog at WordPress.com.

Up ↑

%d người thích bài này: