Sản Phẩm Công Nghệ Thất Bại Vì Quá Khó Để Tôi Trở Thành User Của Bạn

Ông bà ta có câu “Đầu xuôi đuôi lọt”, câu này đúng trong nhiều trường hợp trong đó có việc kinh doanh Online trong thời đại công nghệ len lỏi vào từng bữa ăn, giấc ngủ và trở thành nhu cầu thiết yếu của con người. Trong bài viết này, Hồng sẽ phân tích về nguyên nhân thất bại của việc thu hút Người dùng (User) cho sản phẩm công nghệ. Kèm theo bài phân tích là một báo cáo Research ngắn do UI/UX đã từng làm việc với Hồng thực hiện về tính năng đăng ký của User. Hồng sẽ lấy để phân tích như một ví dụ minh chứng cho tầm quan trọng của việc tạo điều kiện thuận lợi nhất để khách hàng trở thành người dùng (User) của doanh nghiệp quyết định sự thành công ban đầu của sản phẩm công nghệ.

Định nghĩa Người dùng (User) là gì? 

User được hiểu là đối tượng được hướng đến của sản phẩm công nghệ (App, Website…), là những khách hàng hoặc những đối tượng liên quan trong hệ sinh thái, mô hình kinh doanh của doanh nghiệp. User không chỉ là khách hàng mua sắm mà cần hiểu rộng ra là đối tượng chính  sản phẩm công nghệ được làm ra, nâng cấp, phát triển không ngừng phục vụ cho đối tượng này, làm hài lòng, cải thiện trải nghiệm của đối tượng người dùng chuyên biệt. User được hiểu là người dùng thì sẽ có ý nghĩa bao quát hơn.

Ví dụ: Trong mô hình kinh doanh của Grab, AhaMove hay các công ty vận chuyển khác thì sẽ có các sản phẩm công nghệ dành riêng cho những đối tượng khác nhau, những sản phẩm này nằm trong một hệ thống để đảm bảo việc quản trị và vận hành hiệu quả cho doanh nghiệp. Cụ thể như sau: App dành cho khách hàng thì khách hàng là User, App dành cho tài xế thì tài xế là user, Website quản trị đơn hàng, quản trị tài xế … thì người dùng lại là nhân viên vận hành, kinh doanh… của doanh nghiệp. 

Vai trò của việc thu hút User quyết định thành công của sản phẩm công nghệ

Sản phẩm công nghệ được làm ra mang ý nghĩa là một giải pháp để giải quyết một bài toán, nhu cầu nào đó của doanh nghiệp cần cung ứng đến một hoặc nhiều đối tượng người dùng. Mục đích chính của việc này vẫn là để phát triển kinh doanh, nâng cao giá trị doanh nghiệp và mang tới một giá trị nhất định đến cho đối tượng người dùng mà doanh nghiệp hướng đến. 

Vì lẽ đó, việc thu hút số lượng User lớn đến với sản phẩm công nghệ là điều hiển nhiên một doanh nghiệp phải suy nghĩ bởi khi nếu làm ra một sản phẩm công nghệ tốn rất nhiều tâm huyết, tiền của nhưng lại không có ai xài thì đó là một sản phẩm thất bại. 

Thất bại ở đây được phân tích ở 2 khía cạnh, một là người dùng rất cần đến sản phẩm nhưng sản phẩm không đáp ứng được, hai là sản phẩm không mang lại giá trị hoặc giải quyết được vấn đề mà người dùng mong muốn. 

Việc thu hút User sẽ mang lại được doanh thu, lợi nhuận hoặc chí ích là tăng giá trị của công ty công nghệ. Một trong những tiêu chí quan trọng để định giá một công ty công nghệ đó chính là số lượng người dùng (User), mức độ sử dụng thường xuyên (Cohort), tỷ lệ người dùng quay lại (Retention), giá trị trung bình người dùng mang lại cho sản phẩm công nghệ (Value Per User)… ngoài ra sẽ cần kể đến công nghệ được sử dụng, các tính năng, độ hiện đại … của sản phẩm. Tuy nhiên, xét cho cùng giá trị sâu xa về sản phẩm công nghệ được biểu hiện rõ rệt nhất trên tệp User của sản phẩm công nghệ đó.

Thành công của một sản phẩm công nghệ không chỉ là số lượng User đăng ký lúc ban đầu mà là giá trị gắn kết lâu dài của User đối với sản phẩm công nghệ, User sử dụng bao nhiêu tiền cho sản phẩm công nghệ của bạn. Tuy nhiên, nếu bước đầu tiên không thể thu hút được User thì bạn cũng không có cơ hội đi tiếp chứ chưa kể đến những giá trị lớn lao hơn. 

Sản phẩm công nghệ thất bại vì làm khó User, sản xuất ra theo ý muốn chủ quan không phục vụ cho đối tượng User chính. 

Sản phẩm công nghệ được tạo ra bắt nguồn từ ý tưởng của một người, một nhóm người sau đó được hiện thực hoá thành những sản phẩm công nghệ hiện hữu. Vì lẽ đó, trong giai đoạn đầu tiên sản phẩm công nghệ không tránh khỏi sự chủ quan áp đặt, tự suy diễn, tự cho mình đúng của nhà sản xuất. Tuy nhiên nếu muốn thu hút User và tồn tại bền vững thì cần lắng nghe ý kiến của User, cải thiện và nâng cấp trải nghiệm cho User chính của sản phẩm. 

Hồng sẽ lấy một ví dụ đơn giản để nói về vấn đề này. Nhiều công ty nổi tiếng có những Campaign Marketing rầm rộ, PR về sản phẩm công nghệ, kêu gọi User (Đa phần là khách hàng) tải App hoặc truy cập Website. Những chiến dịch này tốn rất nhiều nguồn lực (nhân sự + chi phí) nhưng đến khi User tải App lại quá nặng không tải nổi hay truy cập Website mà chờ Loading thôi đã hơn 5s, vậy xác định User sẽ mất tại bước này. Trường hợp tiếp theo là sau khi chờ đợi tải App hoặc truy cập Web xong đến bước đăng ký làm User thì bắt điền quá nhiều thông tin (Khoảng trên 3 trường thông tin là nhiều rồi chưa kể xác minh thêm vài cái nữa). Nếu rơi vào tình cảnh này thì User sẽ ít khi qua nổi bước đăng ký chứ không nói đến việc trải nghiệm sản phẩm. 

Trường hợp quá khó khăn để trở thành User của một sản phẩm công nghệ đôi khi người làm nên sản phẩm cho rằng Tôi muốn lọc khách hàng, nếu ai đúng đối tượng User sẽ kiên nhẫn làm hết những yêu cầu đã đặt ra. Nhưng trên quan điểm của người làm Marketing, quản trị doanh nghiệp Hồng cho rằng đây là một ý kiến sai lầm (Trừ trường hợp bạn tạo ra sản phẩm công nghệ cho một số lượng User nhất định mà bạn chắc chắn rằng Họ sẽ sử dụng sản phẩm của bạn và ngược lại bạn cũng chỉ cần số lượng hạn định không có mong muốn tăng thêm). Nếu bạn muốn sàng lọc User có nhiều cách, ví dụ như lấy thông tin nhiều vẫn bình thường nhưng hãy chia ra từng bước nhỏ, đầu tiên hãy để User đăng ký thật dễ dàng chỉ 1,2 bước là xong, sau đó điều hướng người dùng bổ sung từ từ cho đến khi đủ các thông tin như mình mong muốn từng bước một. Trên thực tế, chẳng có người dùng nào muốn cung cấp quá nhiều thông tin cho một ứng dụng công nghệ trong lần đầu tiên, chưa trải nghiệm, chưa biết sản phẩm đó ra sao, có uy tín không. Với những User hoài nghi cao họ hiểu rằng sản phẩm nào cũng có lỗ hổng chỉ là mức độ hoàn thiện sản phẩm công nghệ là bao nhiêu % mà thôi. 

Tới đây, bạn nào đang đọc bài viết này của Hồng chắc sẽ hỏi “Trời sao mà đúng dữ vậy, đây là những thứ mình đã trải qua”. Câu trả lời của Hồng là do mình đã trải qua thực tế, làm sản phẩm công nghệ từ những giai đoạn đầu tiên khi chỉ là ý tưởng. Hồng cùng đội ngũ đã trải qua những lần mài dũa, nâng lên đặt xuống, có những bài học phải trả giá thì mới hiểu rõ như vậy. Trải nghiệm càng nhiều thì sẽ hiểu một điều “Một sản phẩm công nghệ thực thụ là sản phẩm làm cho User, càng đơn giản, tinh gọn, bảo mật và nâng cấp trải nghiệm người dùng không ngừng thì sản phẩm đó mới được chọn lọc tự nhiên từ thị trường giữ lại. Điều quan trọng hơn cả, sản phẩm đó phải có giá trị, giải quyết được bài toán thực tế dành cho User của mình.” Những User của chúng ta đã khắc khe hơn rất nhiều về chất lượng của một sản phẩm công nghệ. Trong một thị trường cạnh tranh, phát triển nhanh trong một thập kỷ qua thì nếu không ngừng cải tiến, tốt hơn mỗi ngày thì User sẽ có sự lựa chọn tốt hơn. 

Research về tính năng “Đăng Nhập” của UI/UX Design 

Dưới đây, Hồng sẽ chia sẻ một research ngắn gọn của bạn UI/UX Design từng làm việc chung. Những nghiên cứu này rất quan trọng để tìm ra được ưu thế cạnh tranh, ra quyết định lựa chọn phương án phù hợp để cải thiện trải nghiệm của người dùng (User Experience). Bối cảnh, Hồng cần thiết kế tính năng “Đăng ký” cho App hay nói đúng hơn là muốn cải thiện phần này của App vì trước đó Đăng ký khá phức tạp và lấy nhiều thông tin của User trong một lần. Điều này là rào cản và cũng là hạn chế lớn trong việc thu hút số lượng người dùng cho App.

Research này đã nghiên cứu trải nghiệm đăng ký tại một số ví điện tử như Viettel Pay, VinID, VNPT Pay để phân tích ưu, nhược điểm, tính an toàn. Từ đó đưa ra được sự lựa chọn phù hợp cho doanh nghiệp và đối tượng User mà sản phẩm công nghệ hướng đến. Các bạn có thể tham khảo ở phía bên dưới.

Research Sign Up

Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn và chúc các bạn có được những sản phẩm công nghệ thành công, phục vụ tốt cho đối tượng User của mình. 

Note: Vui lòng đọc kỹ yêu cầu về Bản Quyền-Cộng Tác trước khi sao chép hoặc trích dẫn nội dung và hình ảnh của Blog.

Nguyễn Xuân Hồng Digital Sales

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Start a Blog at WordPress.com.

Up ↑

%d người thích bài này: