Sản phẩm công nghệ hỗ trợ vận hành hay vận hành đi bán sản phẩm công nghệ.
Có rất nhiều công ty quan niệm rằng chúng ta phải làm ra một sản phẩm công nghệ thật tốt sau đó dốc toàn sức lực đi bán sản phẩm công nghệ làm ra. Điều này đúng với những công ty thuần công nghệ làm những ứng dụng quản lí, ứng dụng chuyên môn như CRM, Tổng đài số….
Tuy nhiên với các công ty làm “Product” để hỗ trợ vận hành, nếu quan điểm làm một sản phẩm công nghệ ra để bán thì hoàn toàn không phù hợp. Nếu không có sản phẩm công nghệ công ty vẫn có thể vận hành, tuy nhiên sự phát triển và mức độ mở rộng “Scale up” sẽ hạn chế. Bởi lẽ có những quy trình đơn giản có thể thay thế bằng máy móc, công nghệ và quy trình, mặt khác lại có những điều công nghệ không thể thay thế con người. Vì vậy, một sản phẩm công nghệ tốt là điều cần thiết nhưng sở hữu đội ngũ vận hành sản phẩm công nghệ đó tốt, đem lại hiệu quả cao lại là điều đáng quan tâm hơn rất nhiều.

Một sản phẩm công nghệ sinh ra đời từ nhu cầu của doanh nghiệp, cần gần gũi, giải quyết được các vấn đề của doanh nghiệp. Nếu là người đi ra từ lĩnh vực công nghệ chúng ta đều thấu hiểu điều đáng sợ nhất đó là sản phẩm công nghệ khi làm ra mà không có được user, không có được người sử dụng. Nếu không có người dùng sản phẩm công nghệ đó khó lòng tối ưu hoá hay nâng cấp sản phẩm.
Ngược lại một công ty không có sản phẩm công nghệ, chỉ biết vận hành bằng tay thì e rằng cũng chỉ tới một đỉnh ngưỡng nào đó thì phải bó gối dừng chân. Tuy nhiên, câu chuyện nếu như chúng ta không có sản phẩm tốt mà đã vội đưa vào thị trường thì khả năng mất khách hàng là cực lớn. Trong thời đại công nghệ số hiện tại, trải nghiệm người dùng là vô cùng quan trọng. Nếu trải nghiệm đầu tiên không tốt thì sẽ mất khách hàng mãi mãi.
Làm sao để có được một sản phẩm công nghệ tốt để đưa vào vận hành.
Câu hỏi thật quen thuộc nhưng câu trả lời lại không hề đơn giản. Đối với người có kinh nghiệm vận hành và làm cả về công nghệ thì câu trả lời như sau:
– Trước khi làm sản phẩm công nghệ tiền thân vẫn phải vận hành bằng tay trước. Sau khi nắm bắt được nhu cầu vận hành mới đưa quy trình ý tưởng lên sản phẩm công nghệ.
– Sản phẩm công nghệ cần được”Research” nhiều để tìm ra phương án tốt nhất để xử lí được các tính năng vận hành mong muốn, “User experience” phải tốt mới đáp ứng được “End User”.
– Điều quan trọng hơn hết là việc không ngừng tối ưu hoá sản phẩm, quy trình và nâng cấp sản phẩm không ngừng để đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp, khách hàng.
– Khi một sản phẩm bắt nguồn từ nhu cầu thực tế thì sản phẩm đó khả thi và hữu dụng hơn rất nhiều. Vì lẽ đó, nếu sản phẩm không gắn liền với thực tế, mung lung thì rất khó mang sản phẩm đó đến gần hơn với người dùng.
– Một sản phẩm công nghệ có người sử dụng, vận hành đều đặn là một cơ hội lớn cho các kĩ sư phần mềm duy trì, phát hiện ra những nhược điểm của hệ thống để tối ưu. Bởi lẽ nhiều sản phẩm vận hành trên quy mô nhỏ sẽ ổn định nhưng khi mở rộng và lượng user lớn thì lại không thể tối ưu tốt. Đây là bài toán muôn thưở của doanh nghiệp.
Kết luận: Nên để một người am hiểu về vận hành và có kiến thức công nghệ làm “Product Owner” của doanh nghiệp. Nếu chỉ để Tech lấy yêu cầu và tự phân tích mà không có trải nghiệm thực tế thì sản phẩm thiếu hữu dụng, Còn ngược lại để một người chỉ đơn thuần vận hành làm sản phẩm thì sẽ gặp tình huống sản phẩm sa lầy vào vận hành. Nếu bạn không tìm được người như mình mong muốn hãy yêu cầu PO của bạn học, tìm hiểu thêm mảng còn thiếu sót bởi năng lực con người là vô hạn và việc học là không bờ bến.
Chúc các doanh nghiệp vận dụng tốt công nghệ vào kinh doanh. Hơn thế trong thời đại công nghệ cần cân bằng cả hai yếu tố. Có như vậy bạn mới kiểm soát hệ thống tốt, phát triển nhanh và tìm được giá trị cốt lõi của doanh nghiệp.

Trả lời