Chiến Lược Content Cho Thương Hiệu

1. Lộ trình xây dựng chiến lược content cho thương hiệu

Chiến lược xây dựng content cho thương hiệu
Chiến lược xây dựng content cho thương hiệu

Với một doanh nghiệp hoặc một sản phẩm việc xây dựng chiến lược content phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
Brand awareness (Nhận thức) đây là bước đi vô cùng quan trọng để mang đến được sự ghi nhớ, gợi nhớ về sản phẩm, thương hiệu, ngành nghề kinh doanh. Những dấu ấn đầu tiên mà content mang lại tương tự như việc xây nhà từ những viên gạch đầu tiên.

Sau Content với mục đích xây dựng nhận thức là Content Engagement (Tương tác), sau khi tạo được độ nhận thức của khách hàng thì chúng ta cần tiến hành triển khai những content khuyến khích khách hàng tương tác với sản phẩm, thương hiệu. Dễ nhận diện nhất là những livestream like, share để nhận quà hoặc những mini game tag bạn bè, người quen vào nhận quà…Hoặc đơn giản là một clip hài hước vui nhộn khuyến khích khách hàng tương tác.

Tiếp theo đó là Action, content trong giai đoạn này cực kì quan trọng bởi việc điều hướng khách hàng trong một thời gian dài để nhận diện, tương tác thì content trong giai đoạn này mang tính quyết định. Ví dụ như việc thông báo đến khách hàng một ưu đãi có giới hạn cũng là một trong những ví dụ điển hình cho vấn đề này. Điều quan trọng trong mẩu thông điệp này đó là ưu đãi có gì đặc biệt và kéo dài trong bao lâu.

Ví dụ cụ thể:
Chương trình giảm giá 20% về giầy dép diễn ra xuyên suốt trong 1 tháng.

Trường hợp 1: nội dung truyền đạt rằng “Khách hàng sẽ được ưu đãi nguyên tháng” nghĩa là khách hàng sẽ không ra quyết định mua ngay vì nghĩ rằng không cần mua hôm nay cứ để cuối tháng mua. Có thể cuối tháng khách hàng của bạn cũng quên luôn chương trình này.

Trường hợp 2: nội dung truyền tải “Chương trình khuyến mãi chỉ áp dụng cho 100 khách hàng đầu tiên” ngay khi thông điệp gửi đi sẽ đặt khách hàng phải suy nghĩ rằng “Mình có thuộc top 100 đó không? Nếu đăng kí chậm có mất khuyến mãi không?…”

Ví dụ này không đúng cho tất cả các trường hợp nhưng chắc chắn cho ta thấy rõ một điều thông điệp truyền tải đi khác nhau sẽ mang lại kết quả hoàn toàn khác nhau.

Một chiến lược content không thể thiếu đó là Loyalty (Chăm sóc), đành rằng việc viết content nhằm mục đích mang khách hàng đến với doanh nghiệp và ra quyết định mua hàng càng nhiều càng tốt nhưng nếu chỉ khai thác khách hàng một lần, 1 sản phẩm  và dừng lại thì LTV (Lifetime value) không cao. Vì lẽ đó người triển khai Content không thể thiếu content chăm sóc, duy trì sự quan tâm, tương tác của khách hàng cũ với sản phẩm và thương hiệu. Từ việc duy trì mối quan hệ việc khai thác khách hàng và cross-sale sẽ mang lại kết qủa tốt hơn, tiết kiệm chi phí hơn thay vì việc luôn phải đẩu tư tiền bạc, công sức tìm kiếm khách hàng mới liên tục mà không tận dụng được triệt để nguồn khách hàng cũ.

2. Cách tạo ra chủ đề cho Content

Chủ đề content
Chủ đề content

Chủ để của content bắt nguồn từ việc thấu hiểu khách hàng cần gì? Chỉ khi thấu hiểu khách hàng cần gì, muốn gì và tìm kiếm điều gì thì việc đặt chủ đề cho content mới hiệu quả.

Ví dụ đơn giản như sau: Người bán mỹ phẩm như phấn nềm hoặc kem dưỡng da nếu như chỉ chăm chăm vào việc viết về sản phẩm thì việc khách hàng tìm kiếm được ra người bán sẽ rất khó khăn và đôi khi gây sự ức chế. Cách chúng ta nên triển khai đó là gì? Nên bắt đầu với những nhu cầu và thị hiếu của đối tượng khách hàng này. Chúng ta cần phân tích về họ để có thể khoanh vùng được đối tượng phù hợp. Đối tượng là nữ, thích mua mỹ phẩm về phấn nềm và kem dưỡng da thì họ sẽ quan tâm đến việc làm đẹp, cách chăm sóc da, cách trang điểm, các sản phẩm kèm theo như nước cân bằng, bông tẩy trang, cọ, phấn…. Khi phân tích đến đây thì chắc chúng ta đã có quá nhiều ý tưởng để viết và đưa khách hàng vào 1 mê cung trận địa khó lòng thoát ra. Bởi lẽ bất cứ bài viết nào cũng có thể link về sản phẩm của mình. Tuy nhiên, cách taọ chủ đề cũng sẽ liên quan đến mục đích của content đã nêu ở trên để lựa chọn chủ đề cho phù hợp.

3. Động cơ và mục tiêu trong content

Động lực và mục tiêu trong content
Động lực và mục tiêu trong content

Đa phần content xuất phát từ động cơ tốt hoặc hay thường mang lại những giá trị nằm ngoài “Tiền”. Sứ mệnh của một thương hiệu, một doanh nghiệp cũng là tạo nên động cơ tốt đẹp. Vậy làm sao phân biệt được động cơ và mục tiêu?

Động cơ được hiểu là điều thôi thúc chúng ta làm hay sứ mệnh của một doanh nghiệp.
Mục tiêu là cái chúng ta cần đạt được.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Start a Blog at WordPress.com.

Up ↑

%d người thích bài này: