1. Các yếu tố xây dựng content thành công
Một content thành công cần hội tụ ít nhất 3 yếu tố sau:
- Cần nhất quán thông điệp trên tất cả các kênh triển khai. Tránh gây xung đột, mâu thuẫn, sai lệch, nhầm lẫn về một content trên những kênh truyền thông khác nhau.
- Content dành cho khách hàng mục tiêu không phải cho tất cả mọi người. Vì vậy 1 content chỉ dành cho đối tượng người đọc riêng biệt.
- Giải quyết được câu hỏi tại sao? Tại sao khách hàng lại đọc bài viết của bạn? Tại sao Khách hàng cần mua hàng của bạn? Tại sao lại lựa chọn sản phẩm của bạn?…
2. Các chỉ số đánh giá hiệu quả content
CPC (Cost Per Click) viết tắt là CPC có nghĩa là chi phí được tính trên mỗi lượt nhấp chuột.
CPA (Cost per Action) là phương thức quảng cáo trả tiền cho mỗi hành động hoặc sự chuyển đổi có điều kiện được cài đặt trước (Hoàn thành mẫu đăng ký, tải ứng dụng, đặt hàng…)
CPM (Cost Per Impression) viết tắt là CPM nghĩa là chi phí dựa trên lượt hiển thị. (Mốc thường lấy là 1000 lượt hiển thị)
CTR (Click through rate) Tỷ lệ người nhấp vào quảng cáo sau khi thấy được quảng cáo. CTR được sử dụng để đánh giá hiệu suất của từ khóa và quảng cáo. Người làm quảng cáo cũng sẽ căn cứ tỉ lệ này để điều chỉnh quảng cáo cho phù hợp và tối ưu.
- CTR = số nhấp chuột / số lần hiển thị. Ví dụ: mẫu quảng cáo có 10 lần nhấp chuột /100 lần hiển thị, CTR = (10/100)*100% = 10%.
CPL (Cost Per Lead) là chi phí trả tiền cho mỗi một hành động đặc biệt mà khách hàng thực hiện nhằm một mục đích có lợi cho nhà quảng cáo. (Hành động có thể là điền vào mẫu thông tin để cung cấp cho thương hiệu SĐT, Email, Họ Tên hoặc địa chỉ…)
- CPL = Chi phí trung bình dành cho campaign/Số lượt chuyển đổi.
3. Những câu hỏi cần đặt khi viết content
Khi viết content cần lưu ý viết cho ai và viết về điều gì, truyền tải đúng thông điệp đến đúng người, đúng thời điểm và đúng cách. Có 2 cách để định hướng về content như sau:
Cách 1:
- What: Viết về cái gì?
- Who: Khách hàng của bạn là ai?
- Why: Tại sao họ phải đọc nội dung của bạn
- Where: Bạn viết để đăng ở đâu?
- When: Khi nào bạn sẽ đăng tải
- How: Viết như thế nào?
Cách 2:
- Issue: Vấn đề của thương hiệu đang/sẽ gặp phải là gì?
Objective: Bài viết có mục tiêu giải quyết vấn đề này không? - Content: Nội dung về chuyên môn hay thông tin có giá trị hữu ích cung cấp cho người đọc là gì? Nội dung chuyên môn này chó thật sự gây chú ý, thu hút cho đối tượng khách hàng mục tiêu không?
- Form: Hình thức thể hiện nội dung này là gì? Bài phân tích, chia sẻ hay là PR, quan điểm cá nhân, bài phỏng vấn hay bình luận.
- Desirable action: Hành động của người đọc sau khi đọc bài viết này là gì? Like, share, comment hay mua hàng, thậm chí là ý kiến trái chiều.
4. Content thu hút cần đáp ứng 3 yếu tố
Muốn viết content thu hút phải thoả mãn ít nhất 3 yếu tố đó là Customer Insight, Chiến lược, cách viết content như thế nào?
Customer Insight:
- Mong muốn tiềm ẩn của khách hàng là gì? (Sự thật ngầm hiểu)
- Khách hàng đã ý thức được mong muốn của họ hay chưa?
- Doanh nghiệp có đủ nguồn lực đáp ứng được mong muốn của khách hàng không?
Chiến lược:
- UDP (Unique Differentiation point): Điểm khác biệt của doanh nghiệp là gì?
- Functional UDP hay Emotional UDP là gì?
- UDP có mối quan hệ như thế nào đến insight của khách hàng?
Viết content như thế nào?
- Content writing có liên quan đến hay tối ưu hoá được UDP cho khách hàng biết hay chưa?
- Nếu khách biết, nội dung này có thoả mãn insight của họ chưa?
- Nếu thương hiệu không có UDP thì cần viết về điều gì, viết như thế nào?
5. Xây dựng chân dung khách hàng tiềm năng

Chân dung khách hàng là điều vô cùng quan trọng đối với một doanh nghiệp. Bởi lẽ, chân dung khách hàng cho ta thấy mức độ hiểu biết và nắm bắt được đối tượng khách hàng mục tiêu của một doanh nghiệp. Chân dung khách hàng càng rõ ràng, càng chi tiết thì việc xác định tệp khách hàng, sale thắng khách hàng và cross-sale khách hàng càng dễ đạt được mục tiêu.
Tuỳ vào từng sản phẩm, từng doanh nghiệp mà chân dung khách hàng được khắc hoạ thông qua những yếu tố sau:
- Giới tính: Giới tính quyết định tính cách và ảnh hưởng đến chiến lược tiếp cận khách hàng rất nhiều. Ví dụ như đối tượng khách hàng chủ yếu là nam thì không thể dùng chiến lược sale khách hàng nữ để dùng. Vì vậy cần phân tách rõ giới tính của khách hàng.
- Độ tuổi: Độ tuổi là yếu tố quyết định phân khúc khách hàng và sản phẩm phù hợp tương đối rõ ràng. Tuổi tác nói lên được các vấn đề nhu cầu rõ rệt theo tháp nhu cầu của con người.
- Khu vực: khu vực sinh sống của khách hàng nói lên khả năng cung ứng, đặc thù địa phương và sản phẩm ưu thế, hoặc sản phẩm thay thế theo khu vực. Hơn thế, mỗi khu vực lại bị ảnh hưởng bởi văn hoá vùng miền, phân bổ dân số và tập tính sinh hoạt. Khu vực còn ảnh hưởng đến giá thầu và cách thức quảng cáo của người làm Marketing rất nhiều.
- Ngôn ngữ: Ngôn ngữ là yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn viết content theo ngôn ngữ nào, viết cho ai đọc và viết như thế nào để khách hàng có thể đọc được content của bạn. Ngôn ngữ cũng quyết định tệp cách hàng tiếp cận của content có đúng và hiệu quả hay không. Đối với nhà quảng cáo ngôn ngữ cũng là một trong những yếu tố để nhắm mục tiêu khách hàng không thể thiếu trong những chiến dịch quảng cáo.
- Nhân khẩu học: Đây là yếu tố thể hiện sự hiểu biết về thu nhập, tình trạng hôn nhân, công việc… của khách hàng tiềm năng. Hiểu biết về nhân khẩu học là cơ sở để sắp xếp tập khách hàng theo khả năng tài chính và mức độ phù hợp theo phân khúc thị trường của sản phẩm.
- Sở thích: yếu tố gần gũi nhất giúp cho người làm marketing phát huy ý tưởng về content đó là sở thích của khách hàng. Nắm được sở thích của khách hàng thì việc viết về những điều khách hàng quan tâm sẽ dễ dàng thu hút họ đọc hơn. Cần nghiên cứu sâu sắc về sở thích của khách hàng mới dễ dàng dẫn dắt được khách hàng theo đúng dụng ý mà người kinh doanh mong muốn.
- Hành Vi của khách hàng như thích xài điện thoại hay laptop, xài 3G hay wifi, hay truy cập các trang web hay ứng dụng nào, thời gian truy cập. Việc nghiên cứu và thu thập hành vi khách hàng giúp cho người viết content thiết kế nội dung hình ảnh phù hợp, cài đặt được giờ đăng bài thu hút lược tiếp cận, tương tác.
Trả lời