Marketer cần nắm bắt các chỉ số tính chi phí để xác định chiến dịch phù hợp đối với doanh nghiệp. Chỉ khi nắm bắt được cách tính chi phí của từng loại chiến dịch mới có thể xây dựng và canh chỉnh chiến lược tiết kiệm chi phí và mang lại hiệu quả như mong đợi cho doanh nghiệp. Dưới đây là 8 chỉ số tính chi phí mà người làm Marketing cần phải biết.
1. CPC là gì?
CPC (Cost Per Click) là chi phí được tính trên mỗi lượt nhấp chuột.
Ví dụ: Google Ads sẽ tính chi phí trên mỗi lượt nhấp chuột của khách hàng vào đường link quảng cáo quảng của Campaign bạn đang chạy quảng cáo. Cùng như Google Ads thì facebook sẽ tính chi phí trên những bài post có chạy quảng cáo, khách hàng nhấp vào những bài quảng cáo này thì sẽ phát sinh chi phí.
CPC nên sử dụng trong campaign nào?
CPC thường được dùng cho việc tìm kiếm và dẫn dụ người dùng (Lead Generation). Trong trường hợp, Marketer kiếm được chiến lược gây chú ý, dẫn dắt và khiến khách hàng thực hiện được hành động chuyển đổi thì nên tập trung chiến dịch vào chỉ số CPC. Đây sẽ là lựa chọn tốt nhất để tiết kiệm được chi phí, tỉ lệ chuyển đổi (CTR) cao hơn. Theo đó, chiến dịch sẽ được đánh giá điểm chất lượng cao.
Ưu điểm: Nếu khách hàng không có nhu cầu thì sẽ không bấm vào quảng cáo vậy sẽ không mất tiền cho những khách hàng không tiềm năng. Khi khách hàng quan tâm quảng cáo thì họ sẽ bấm vì vậy tỉ lệ chuyển đổi campaign đó sẽ cao nhưng chi phí lại thấp.
2. CPM là gì?
CPM (Cost Per Impression) là chi phí dựa trên lượt hiển thị. (Thường lấy mốc là 1000 lượt hiển thị)
Ví dụ: Facebook ads, quảng cáo hiển thị 100.000 lần, tài khoản quảng cáo bị trừ số tiền 5000.000.
Suy ra, CPM = 5.000.000/100 = 50.000 / (1000 lượt hiển thị).
Ưu nhược điểm:
Chỉ số CPM được tính khi hiển thị campaign vì vậy khi chạy campaign hiển thị thì dễ đốt tiền nhưng đôi khi không hiệu quả. Vì lẽ đó, khi lựa chọn loại chiến dịch này bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng về mục tiêu trước khi bắt tay và thực hiện chiến dịch.
Nếu mục tiêu campaign là thúc đẩy doanh số hoặc gia tăng số Leads thì chiến dịch CPM không phù hợp trong trường hợp này.
Chiến dịch nào nên tập trung vào CPM?
Khi cần truyền tải, hiển thị thông điệp quảng cáo đến khách hàng mục tiêu để họ có thể biết đến chiến dịch, thông điệp mà nhà quảng cáo muốn họ nhìn thấy, hiểu được ý nghĩa và nắm bắt. Chiến dịch CPM sử dụng trong các campaign xây dựng thương hiệu hoặc tăng nhận thức của khách hàng về sản phẩm dịch vụ hoặc nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp.
Ví dụ: Hầu như các nhãn hiệu lớn như Coca-cola, Starbucks, Apple, SamSung sẽ thường xuyên chạy campaign tập trung vào CPM, bởi lẽ mục tiêu của họ là mức độ phủ sóng thương hiệu. Bộ nhận diện thương hiệu của họ đến với khách hàng, tạo nên mức độ viral. Họ có sẵn khách hàng trung thành và sẵn sàng ra quyết định mua hàng vì vậy sẽ không thường xuyên chạy các campaign chú trọng CPC hoặc CPA (Ít khi khuyến khích việc khách hàng click vào quảng cáo hoặc phải hành động như mua hàng, đăng ký thành viên…)
3. CPA là gì?
CPA (Cost per Action) là chi phí phát sinh cho mỗi hành động, sự chuyển đổi được cài đặt theo mục tiêu của chiến dịch. Các hành động thường gặp như điền mẫu đăng ký, tham gia sự kiện, tải ứng dụng, đăng ký tài khoản, đặt hàng…
Trong mô hình tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing) thường áp dụng chiến dịch CPA. Người làm Affiliate quảng cáo sản phẩm cho một thương hiệu, một sản phẩm từ nhà cung cấp, quản lý trên nền tảng Affiliate Marketing. Mỗi hành động khách hàng phát sinh theo yêu cầu của nhà cung cấp người làm Affiliate sẽ nhận được hoa hồng tương ứng với hành động đó.
Các CPA network phổ biến gồm (Nguồn: Admicro): Peerfly, Clickbooth, AdCombo, Clinkad, Clickdealer, CPALead, VaultMedia,
Các nền tảng Affiliate phổ biến tại Việt Nam gồm: Accesstrade, MasOffer, Adpia, Civi, Adflex, Lazada, Unica, Edumall, Kyna
CPA thường sử dụng gồm CPS, CPL, CPI và CPO và sẽ được giới thiệu lần lược bên dưới như sau:
4. CPS là gì?
CPS (Cost Per Sales) là chi phí sẽ được tính dựa trên đơn hàng thành công. Đây cũng là hình thức tính hoa hồng theo CPA khó nhất. Bởi lẽ để có được đơn hàng thành công thì luồng đi của khách hàng cần rất chặt chẽ, đoán bắt được tâm lý và hành động từ hành trình của khách hàng.
5. CPL là gì?
CPL (Cost Per Leads) là chi phí được tính dựa trên mẫu thông tin liên hệ khách hàng để lại. Loại này sẽ dễ hơn CPS và thường sẽ phù hợp với sản phẩm, dịch vụ cần tư vấn trước khi tiến hành mua hàng.
6. CPI là gì?
CPI (Cost Per Install) là chi phí được tính dựa trên lượt cài đặt ứng dụng thành công. Thông số này áp dụng cho các sản phẩm App công nghệ, những campaign cài đặt ứng dụng tìm kiếm User sử dụng.
7. CPO là gì?
CPO (Cost Per Order) là chi phí dựa trên mỗi lượt đặt mua hàng từ khách. Đối với chỉ số này sẽ dừng lại ở việc đặt hàng thành công chứ không phải là đơn hàng thành công. Còn CPS là khi đơn hàng thành công mới được tính phí.
CPO phù hợp chạy chiến dịch cho các sản phẩm, dịch vụ cao cấp mà khách hàng không dễ dàng chốt đơn hoặc tiến hành mua dịch vụ, sản phẩm. Cần có đội ngũ tư vấn, chốt Sales thì khách hàng mới ra quyết định mua hàng. Chỉ số này được các ngành hàng Spa, Tài Chính, Bảo Hiểm, Bất động sản, Đá Quý ưa chuộng và thường xuyên ứng dụng.
8. CPD là gì?
CPD (Cost Per Duration) là chi phí phát sinh tính trên thời gian hiển thị. Đây là hình thức quảng cáo thường áp dụng cho chiến lược Branding, phát triển thương hiệu, giới thiệu ra mắt sản phẩm cho doanh nghiệp hoặc sản phẩm. Chi phí quảng cáo cũng rất lớn và thường áp dụng cho việc đặt Banner Online trên các trang web, kênh nổi tiếng có lượt truy cập lớn.
Vậy là chúng ta vừa tìm hiểu xong 8 cách thức tính phí thông dụng trong Digital Marketing. Hi vọng rằng dựa vào các kiến thức được cung cấp trong bài viết, bạn sẽ dễ dàng tìm ra cách thức quảng cáo tốt nhất cho mình.
Nghiên cứu, tổng hợp và sưu tầm từ các tài liệu Marketing chuyên ngành. Liên hệ từ kinh nghiệm Digital Sales, Digital Marketing trong các lĩnh vực liên quan.